Chế độ ăn uống thích hợp với người tiểu đường đặc biệt quan trọng, trong đó không thể thiếu các loại trái cây. Ăn quả gì để không bị tăng đường huyết và loại quả nào dễ tìm mà lại rẻ nữa, hãy theo dõi ngay sau đây!  

Chuối và nên là chuối vừa chín tới

Chuối là loại thực phẩm ngon, bổ, rẻ, chứa nhiều kali, vitamin C. Tốt nhất chúng ta nên sử dụng chuối khi vừa chín tới. Nếu để chuối càng chín và chuyển sang màu vàng đậm, nâu, thì hàm lượng đường trong chuối sẽ càng tăng. Khẩu phần chuối được khuyến nghị cho người đái tháo đường là nửa quả mỗi ngày. 

Cam 

Trái cây họ cam quýt rất dễ kiếm. Bạn có thể thêm chanh vào các món ăn hoặc làm nước hoa quả bằng cách cắt lát cam quýt vào bỏ vào bình nước uống. Cam quýt vừa làm thức uống giải khát, vừa có tác dụng bổ sung dinh dưỡng.

Trong quá trình chuyển hóa glucose, trái cây họ cam quýt không chỉ làm chậm quá trình hấp thu glucose mà còn ức chế sự vận chuyển glucose qua ruột và gan. . Chỉ với một quả cam bạn có thể bổ sung đến 78% lượng vitamin C mà cơ thể cần trong một ngày (trung bình có 70mg vitamin C/ quả). Trong khi đó, mỗi quả cam chỉ có 15g carbohydrate và 62 calo. Một quả cam trung bình còn chứa folate có thể giúp ổn định huyết áp.

Táo 
Táo thường được dùng làm nguyên liệu cho các bữa ăn nhẹ hoặc món tráng miệng. Khi nấu chín, táo có hương vị đậm hơn. Táo cũng trở thành món ăn được yêu thích trong các món tráng miệng khi được ướp với quế hoặc gừng.
Việc ăn một quả táo mỗi ngày có thể giúp bạn tránh được nhiều bệnh tật. Nếu có thể, bạn đừng nên gọt vỏ táo. Vỏ táo chứa chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim mạch. Tất nhiên là phải mua loại táo đảm bảo sạch!

Nho 

Nho là một loại trái cây lành mạnh, giúp bổ sung thêm một số chất xơ, vitamin C và vitamin K. Bạn có thể sử dụng trong các bữa ăn hằng ngày như món thay thế. 

Lê 

Lê là một nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời cho người mắc bệnh tiểu đường. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), một quả lê trung bình chứa gần 5,5 g chất xơ hoặc 20% DV (Daily Values) là lượng chất dinh dưỡng bạn cần cho cơ thể mỗi ngày. Thêm vào đó, không giống như hầu hết các loại trái cây, lê thường sẽ có sự cải thiện về kết cấu và hương vị sau khi hái. Chúng ta nên bảo quản lê ở nhiệt độ phòng cho đến khi chín. Lê cũng có thể được sử dụng cho món salad rau để gia tăng thêm hương vị.

Ổi 

Đây là một món ăn nhẹ lí tưởng cho bệnh nhân tiểu đường có chỉ số đường huyết. Ổi giàu chất xơ, giúp giảm táo bón và có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Tiểu đường Type 2.

Đu đủ 

Chất chống oxy hóa tự nhiên có trong đu đủ sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân mắc bệnh Tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường dễ mắc nhiều bệnh, bao gồm tổn thương tim hoặc thần kinh do lượng đường trong máu biến động. Chế độ ăn kiêng kết hợp đu đủ có thể ngăn ngừa tổn thương tế bào trong tương lai và giúp kéo dài tuổi thọ tốt hơn. 

Việc bổ sung dinh dưỡng cho người mắc bệnh Đái tháo đường vẫn cần sự cân bằng giữa các loại rau và trái cây. Bên cạnh đó, bạn cũng cần tăng cường thể dục, duy trì lối sống lành mạnh để có thể ổn định mức đường huyết tốt, kiểm soát tình trạng bệnh.

Nguồn: Ngaydautien.vn

Xem tiếp >> Thức uống không đường có thực sự tốt cho bệnh nhân đái tháo đường