Uống nước
Uống nước giúp ngăn lượng đường trong máu trở nên cô đặc, làm giảm lượng đường trong máu. Khi uống nhiều nước hơn, bạn có thể kiểm soát cảm giác thèm ăn và giảm lượng đồ uống có đường.
Ăn sáng
Ăn sáng thực sự có thể giúp ổn định lượng đường trong máu. Một số người nhận thấy rằng họ không ăn càng lâu, lượng đường trong máu càng tăng.
Chú trọng tới Protein
Việc bắt đầu ngày mới với một bữa ăn giàu protein đã được chứng minh là có thể giúp ổn định lượng đường trong máu trong suốt cả ngày. Trứng, sữa chua Hy Lạp hoặc sinh tố với bột protein là lựa chọn cho một bữa sáng hoàn hảo.
Đi dạo sau khi ăn sáng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ cần đi bộ 2 phút sau bữa ăn cũng làm giảm lượng đường trong máu đáng kể.
Hãy có ý thức về caffeine
Caffeine tăng cường kích thích tố gây căng thẳng giúp tạo ra cảm giác tỉnh táo vào buổi sáng. Tuy nhiên, nó cũng kích hoạt một loạt sự kiện làm tăng lượng đường trong máu. Ngay cả khi uống cà phê không đường, bạn vẫn có thể gặp tác hại này.
Để giảm thiểu việc caffeine ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, hãy đảm bảo cung cấp đủ nước, ăn sáng cân bằng và không vượt quá giới hạn lượng caffeine hàng ngày là 400 mg.
Dành giây phút thiền định
Bắt đầu ngày mới với những khoảnh khắc tỉnh táo như thiền, viết nhật ký, đi dạo hoặc tập thở giúp bạn kiểm soát căng thẳng tốt hơn trong suốt cả ngày.
Mức độ căng thẳng thấp hơn có tương quan thuận với lượng đường trong máu thấp hơn. Do đó, thay vì kiểm tra email đầu tiên vào buổi sáng, hãy xem xét một hoạt động thư giãn có thể giúp bạn xoa dịu tâm trí và chuẩn bị cho ngày mới.
Ăn chậm
Ăn chậm và chú ý hơn đến những gì bạn ăn đã được chứng minh là giúp mọi người ăn khẩu phần nhỏ hơn và chất lượng cao hơn, bữa ăn cân bằng hơn, có thể hỗ trợ quản lý lượng đường trong máu.
Nguồn: Sức khỏe Đời sống
Xem thêm >> Triệu chứng cảnh báo cơ thể không dung nạp glucose