Một món ăn quốc dân gây nhiều tranh cãi chính là mì gói, người kêu ăn được, kẻ lại bảo chất độc. Và đây là lời giải về mì gói từ chuyên gia dinh dưỡng Đặng Ngọc Hùng.
Nếu bạn dùng trong thời gian ngắn, trong lúc cần thiết thì rất tiện lợi đặc biệt mùa lũ, đói kém, thiếu ăn, nhưng nếu bạn dùng trong thời gian dài xem mì gói thay thế bữa ăn thì cơ thể bạn sẽ bắt đầu có những ảnh hưởng.
@metadoc.vn Mì gói có phải là chất độc #mianlien #migoi #mianliendacbiet #anmikhongbeo #metadoc
Mì gói thường được chế biến bằng phương pháp chiên và khi chiên ở nhiệt độ cao thì dầu bắt đầu biến tính trở thành chất béo dạng Trans ( hay gọi là chất béo chuyển hóa dù tên này chưa thật sự chính xác ) loại chất béo này sẽ bắt đầu gây ra những nguy cơ tiềm tàng về tim mạch, chuyển hóa, nội tiết cho người dùng. Ngoài ra, ăn mì gói nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nổi mụn trầm trọng hơn kể cả mì khoai tây vì các tuyến bã nhờn trên da phải hoạt động mạnh hơn để đào thải chất béo ra khỏi cơ thể.
Bên cạnh đó, một điều thực sự đáng lo ngại là trong mỗi gói mì có chứa gần 5g muối tương đương với tổng lượng muối mà 1 người cần ăn trong cả ngày, nghĩa là ngày hôm đó chúng ta sẽ thừa muối và nếu tình trạng này được kéo dài thì chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ cao huyết áp và ảnh hưởng chức năng thận.
Chúng ta dễ dàng hiểu rằng nếu ai đó quá bận rộn, thỉnh thoảng dùng 1 gói mì thay thế cho bữa ăn chính thì đó là 1 lựa chọn không tồi.
Nếu bắt buộc phải dùng mì gói, chúng ta có thể khắc phục những tác hại của nó bằng cách sau:
– Trần mì qua nước sôi và đổ đi lần nước đầu
– Cho ½ gói gia vị thay vì toàn bộ
– Thêm các loại rau củ để bổ sung chất xơ
– Thêm trứng và thịt để tăng lượng đạm.
Ngoài ra, có người kêu rằng, ăn mì gói như thuốc độc, gây đột biến, suy gan thận là hơi quá. Lâu lâu ăn 1 bữa cũng không sao, miễn đừng ăn 1 tuần mấy bận là được.
Nguồn: Sức khỏe Đời sống
> Xem thêm: Nấu nước lá uống thay nước lọc có được không?
Ăn trái cây thay rau có được không?