Chế độ ăn đóng vai trò tối quan trọng cho bệnh nhân đái tháo đường và với người có biến chứng tim mạch lại càng phải đặc biệt quan tâm. Việc ăn uống tác động không nhỏ đến quá trình điều trị và kiểm soát tình trạng bệnh của bệnh nhân.  

Vậy người bị tiểu đường mắc bệnh tim mạch cần ăn uống như thế nào? 

Trước tiên chúng ta cần biết nguyên tắc chung về xây dựng chế độ ăn cho đối tượng này: 

Hạn chế ăn các thức ăn làm tăng rối loạn mỡ máu gây xơ vữa động mạch. Đó là các thức ăn chứa nhiều cholesterol, mỡ bão hòa và mỡ chiên (mỡ trans). 

Lựa chọn chế độ ăn không làm tăng huyết áp hoặc làm suy tim nặng lên. 

Phân bố thành phần dinh dưỡng: 

Bột đường: 60 % 

Đạm: 20 % 

Dầu mỡ: 20 % 

Người bị đái tháo đường có bệnh tim mạch 

Nên  

Ăn đúng giờ, ăn điều độ , vừa đủ no, ăn chậm, nhai kỹ. 

Ăn 3 bữa chính, chia đều, hạn chế bữa phụ nếu không cần thiết. 

Bữa ăn hỗn hợp đa dạng nhiều loại thực phẩm. 

Giảm bớt chất bột đường, muối,chất béo, đồ chế biến sẵn, thức ăn nhanh,… 

Không nên 

Ăn theo sở thích rồi uống thuốc, chích thuốc điều trị. 

Bỏ bữa và ăn bù vào bữa sau. 

Kiêng hoàn toàn chất tinh bột đường. 

Kiêng hoàn toàn trái cây. 

Ăn đồ hầm nhừ, xay nhuyễn, nấu ở nhiệt độ cao. 

Chế độ ăn cho người bệnh đái tháo đường có bệnh tim mạch cần tập trung vào một số vấn đề sau: 

Nước: Uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, riêng bệnh nhân có suy tim nặng nên hạn chế nước dưới 1 lít/ ngày. 

Vitamin và khoáng chất: Không cần bổ sung nếu chế độ ăn uống cân đối. 

Bia, rượu: Người bệnh nên hạn chế uống bia rượu hàng ngày. Đặc biệt, bệnh nhân suy tim nặng cấm uống bia rượu. 

Muối: Ăn nhiều muối dẫn đến tăng giữ nước trong cơ thể và trong máu, hậu quả gây tăng huyết áp và tăng gánh nặng cho tim. Bạn nên hạn chế dưới 6g muối mỗi ngày. Đồng thời hạc chế cac loại thực phẩm chứa nhiều muối như đồ chế biến sẵn, ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, dưa muối,  cá hoặc thịt khô, mắm… 

Hạn chế muối trong các bữa ăn và tránh lạm dụng thức ăn nhanh chế biến sẵn 

Bột đường: liên quan chính và ảnh hưởng đến đường huyết nhiều nhất. Có trong rất nhiều loại thực phẩm: cơm, xôi, bánh, bún, phở, mì, nui, hủ tiếu, các loại khoai, bắp; sữa và trái cây; các loại đường, mật, nước ngọt, siro, mứt, bánh kẹo, chè …Bạn có thể thay cơm trắng bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt. 

Đạm: Trung bình một người nặng 50-60kg cần 50-60 g đạm 

Dầu mỡ:Mỡ trans và mỡ bão hòa được sinh ra trong quá trình chế biến bơ thực vật từ dầu thực vật. Ngoài việc hạn chế mỡ nguồn gốc động vật như nói ở trên, người bệnh cần ăn các loại dầu thực vật, chúng chứa chủ yếu các acid béo không no, cần thiết cho cơ thể và hạn chế gây xơ vữa động mạch. Nhu cầu thường ngày vào khoảng 25-35 %. 

Chất xơ: Các thức ăn chứa nhiều chất xơ cũng có tác dụng giảm rối loạn mỡ máu, từ đó giảm nguy cơ về tim mạch. Chúng có vai trò làm chậm hấp thu đường, giảm hấp thu chất béo, dễ đi đại tiện và cũng làm giảm nguy cơ ung thư ruột. Vì vậy cần ăn đủ lượng rau xanh tối thiểu 300g/ngày, trái cây tối thiểu 200g. 

Tăng cường rau xanh trong bữa ăn hằng ngày đem lại lợi ích sức khỏe rất lớn 

Đái tháo đường kèm bệnh tim mạch là những bệnh mạn tính cần điều trị lâu dài, kết hợp dùng thuốc và chế độ ăn lành mạnh. Nếu không được kiểm soát tốt, người bệnh đái tháo đường thường còn có nguy cơ cao mắc các bệnh lý đi kèm như là thừa cân, béo phì, rối loạn mỡ máu và tăng huyết áp. 

Hãy duy trì một chế độ ăn uống hợp lý để kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả nhất! 

Nguồn: Ngaydautien.vn 

Xem thêm >> Ăn trái cây thay rau xanh có được không?