Các triệu chứng thường gặp của hạ đường huyết mức độ nhẹ và trung bình là mệt mỏi, đói, lú lẫn, nhức đầu và chóng mặt. Còn với mức độ nặng có thế gây bất tỉnh, thậm chí tử vong. Vậy như thế nào là hạ đường huyết nặng, phải đưa người bệnh đến viện ngay?
Với người bình thường, đường huyết sẽ tăng lên hoặc giảm xuống ở một biên độ nhất định và đây là điều bình thường. Ví dụ, sau bữa ăn, đường huyết sẽ tăng lên nhưng khi đang đói hoặc vận động thể thao thì đường huyết sẽ giảm.
Tuy nhiên, ở người mắc bệnh tiểu đường, do cơ thể không kiểm soát được đường huyết tốt nên sẽ có lúc đường huyết tăng rất cao hoặc hạ rất thấp.
Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường sẽ xuất hiện các triệu chứng như tim đập nhanh, chóng mặt, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi, đói, mệt mỏi, buồn nôn, nhức đầu, mắt mờ hay giọng run.
Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là triệu chứng nghiêm trọng. Người bệnh có thể cân bằng đường huyết trở lại bằng cách ăn nhẹ hay uống thứ gì đó có đường.
Và đây là điểm quan trọng để chúng ta cần lưu ý: Lượng đường trong máu giảm xuống dưới 54 mg/dL là tình trạng nguy hiểm, cần đưa ngay đến viện cấp cứu ngay lập tức.
Khi đường huyết xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng đến chức năng não và gây ra những tổn thương lâu dài. Các triệu chứng thường gặp của hạ đường huyết nghiêm trọng là ngất xỉu, co giật, mắt nhìn trừng trừng vào khoảng không trước mặt, lo lắng, hoảng sợ, xuất hiện.
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là một số trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị hạ đường huyết lại không có biểu hiện triệu chứng rõ ràng. Người bệnh chỉ có thể có triệu chứng khi đường huyết đã giảm xuống đến mức nghiêm trọng.
Những người có nguy cơ cao gặp tình trạng này là bệnh nhân đã mắc tiểu đường từ 5 đến 10 năm, thường xuyên bị hạ đường huyết và có dùng thuốc chẹn beta để điều trị cao huyết áp. Với những trường hợp này, cần theo dõi đường huyết thường xuyên, đặc biệt là khi sắp lái xe hay tập luyện thể thao.
Nguồn: Thanh Niên
>> Xem tiếp: Chỉ số đường huyết cải thiện bất ngờ chỉ bằng một thay đổi nhỏ