Thiếu ngủ, cơ thể thiếu kali, rối loạn hormone tuyến giáp… có thể khiến huyết áp tăng cao, gây hại cho tim mạch.

Không kiểm tra natri ẩn

Mọi người nghĩ rằng có thể nếm được thức ăn có hàm lượng natri cao. Tuy nhiên, điều này có thể không đúng hoàn toàn. Khi chế biến, muối sẽ hòa lẫn vào trong món ăn, dễ “đánh lừa” vị giác. Cụ thể như khoai tây chiên hoặc đậu phộng muối.

Vì vậy, để kiểm tra lượng natri ẩn mỗi người cần đọc thành phần trên nhãn sản phẩm, nên chọn thực phẩm có lượng natri thấp.

Thiếu ngủ

Ngủ không đủ giấc khiến cơ thể mệt mỏi, có thể làm tăng huyết áp. Những người có chất lượng giấc ngủ kém có khả năng bị tăng huyết áp cao hơn 48%. Ngược lại, những người bị tăng huyết áp cũng có xu hướng ngủ kém hơn.

Ngoài ra, giấc ngủ cũng thay đổi cách mỗi người ăn uống. Giấc ngủ kém khiến bạn đưa ra những lựa chọn thực phẩm kém lành mạnh, cơ thể thèm ăn quá nhiều. Mỗi người nên đặt mục tiêu ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm.

Không kiểm soát được căng thẳng

Căng thẳng là nguyên nhân nhất thời khiến huyết áp tăng cao. Khi cơ thể thư giãn, tình trạng này sẽ dịu đi. Thông thường, khi căng thẳng, mọi người sẽ mất tập trung vào những thói quen lành mạnh đang thiết lập. Để cân bằng huyết áp, mỗi người nên duy trì thói quen tốt như ngủ ngon, thiền và dành thời gian cho bạn bè, bản thân…

Ngưng thở khi ngủ

Những người bị ngưng thở khi ngủ có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp, các vấn đề về tim khác cao hơn. Khi hơi thở liên tục bị gián đoạn trong khi đang ngủ, hệ thống thần kinh sẽ giải phóng chất hóa học làm tăng huyết áp. Thêm vào đó, bạn đang nhận được ít oxy hơn, điều này có thể làm hỏng thành mạch máu và cơ thể khó điều chỉnh huyết áp.

Các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp sản sinh ra nhiều loại hormone cần thiết với cơ thể, trong đó có hormone giúp kiểm soát huyết áp. Các bệnh lý tuyến giáp như: cường giáp, suy giáp,… sẽ gây giảm hoặc tăng quá mức một số loại hormone liên quan, khiến áp lực máu thay đổi.

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, nhịp tim sẽ chậm lại và các động mạch ít co giãn hơn. Nồng độ hormone thấp cũng có thể làm tăng cholesterol “xấu”, một yếu tố khác có thể làm xơ cứng động mạch.

Mất nước

Khi các tế bào trong cơ thể không có đủ nước, các mạch máu sẽ thắt chặt lại. Lúc này thận cũng tạo ra ít nước tiểu hơn, điều này cũng kích hoạt mạch máu nhỏ trong tim và não co bóp nhiều hơn.

Không đủ kali

Khi cơ thể có lượng kali thấp, lượng natri cao sẽ có nhiều khả năng bị huyết áp cao. Mỗi người có thể nhận đủ kali cần thiết thông qua nhiều loại thực vật, bao gồm trái cây, rau và các loại đậu.

Cơn đau: Cơn đau đột ngột hoặc cấp tính sẽ làm tăng huyết áp.

Nguồn: VnExpress

@metadoc.vn

Sai lầm thường gặp gặp ở người bị tăng huyết áp (phần 1) #tanghuyetap #caohuyetap #dieutritanghuyetap #sailamdieutri

♬ nhạc nền – metadoc.vn – metadoc.vn