Cuộc sống hiện đại bận rộn đã khiến nhiều người bị thiếu ngủ. Ngủ không đủ giờ mỗi đêm dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe mạn tính, bao gồm bệnh tim và thận, huyết áp cao, tiểu đường…
Mặc dù nhiều người biết rằng giảm tiếp xúc với ánh sáng xanh từ màn hình và tránh dùng caffeine sẽ giúp chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng một số người có thể không nhận ra tầm quan trọng của nhiệt độ phù hợp khi ngủ.
Hầu hết người lớn cần ngủ khoảng 7 giờ mỗi đêm, nhưng rất nhiều người ngủ không đủ giấc. Ngủ không đủ giờ mỗi đêm dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe mạn tính, bao gồm bệnh tim và thận, huyết áp cao, tiểu đường, đột quỵ, béo phì và trầm cảm.
Trong một cuộc phỏng vấn, chuyên gia Dave Gibson, nhà tư vấn đặc biệt về giấc ngủ, làm việc tại Anh, đã chia sẻ những hiểu biết về nhiệt độ ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào, theo tờ Wales Online.
Ông Gibson giải thích: Nhiệt độ mát hơn có thể giúp bạn dễ ngủ hơn vì nhiệt độ cốt lõi của cơ thể cần giảm, thường là khoảng 1 độ C, để bắt đầu giấc ngủ sâu. Đó là lý do tại sao các chuyên gia thường khuyên mọi người nên giữ môi trường phòng ngủ mát mẻ, tối và yên tĩnh, tạo điều kiện lý tưởng cho giấc ngủ ngon.
Tuy nhiên, chuyên gia Gibson lưu ý: Nếu trời quá lạnh, điều này sẽ khiến mọi người thức giấc giữa đêm. Điều thú vị là sự nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ này có thể có nguồn gốc sâu xa từ quá khứ tiến hóa của con người.
Nghiên cứu giữa các cộng đồng săn bắn hái lượm đã phát hiện ra rằng sự co mạch và thu hẹp các mạch máu do lạnh, chính là tác nhân kích hoạt chu kỳ thức giấc vào nửa đêm.
Và nhiệt độ an toàn để ngủ là khoảng 18 độ C. Đáng chú ý, thấp hơn mức này sẽ gây nguy cơ cao huyết áp, mắc bệnh tim mạch và các vấn đề về hô hấp. Điều này đặc biệt cần thiết đối với các nhóm dễ bị tổn thương bao gồm người già, trẻ em và những người mắc bệnh mạn tính, đặc biệt là bệnh tim mạch.
Điểm giới hạn ở 18 độ C dựa trên kết luận của nhóm công tác trước đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho thấy an toàn nhất là nhiệt độ từ 18 đến 24 độ C, theo Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ (NIH).
Không khí quá lạnh làm viêm phổi và ức chế tuần hoàn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, như các cơn hoặc triệu chứng hen suyễn, làm trầm trọng thêm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và nhiễm trùng.
Lạnh cũng gây co mạch, gây căng thẳng cho hệ tuần hoàn, có thể dẫn đến các ảnh hưởng về tim mạch, bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, xuất huyết dưới nhện và tử vong, theo NIH.
Nguồn: Thanh Niên
@metadoc.vn Ngủ thế nào là ít #learnontiktok #learnwithtiktok #bacsiphananh #matngu #chuamatngu #nguit #metadoc